Ý tưởng Think Playgrounds: Sân chơi cho trẻ em – “cuộc chiến” giành lại ký ức của thế hệ mai sau
Cái tên Think Playgrounds – Nghĩ về Sân chơi trong thành phố! Được đặt bởi bà Judith Hansen – một phụ nữ Mỹ đáng quý, nhiệt tình, nguồn cảm hứng vô tận cho chúng tôi. Tất cả những gì nhóm thực hiện đều hướng đến việc kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng, cùng nghĩ về thực trạng thiếu sân chơi trong thành phố và tìm ra phương án để trẻ em trong thành phố được thụ hưởng hoàn toàn quyền được chơi như các thành phố khác trên thế giới. Think Playgrounds không chỉ là nghĩ, đó còn là một hạt giống tạo nguồn động lực cho các hành động cụ thể trong cuộc sống.
- Ban đang nghiên cứ thị trường bất động sản : nhà đất bán và Dự án bất động sản, click vào đây để cập nhất tin nha dat mới nhất và nhanh nhất.
Think Playgrounds – dự án xây dựng sân chơi giá rẻ và sử dụng miễn phí từ vật liệu tái chế, đã mang lại niềm vui và tiếng cười cho rất nhiều trẻ em trên khắp mọi miền đất nước. Tiếp xúc với những thành viên của Think Playgrounds chúng tôi mới hiểu được vì sao dự án thiện nguyện này lại có sức lan tỏa đến như vậy. Hãy cùng Kiến Việt theo chân các thành viên của Think Playgrounds trong “chặng đường giành lại ký ức” này!
– Chào các bạn, các bạ
- Bạn có nhà đất cho thuê ? Hãy click vào đây để đăng tin nhà đất miễn phí và tìm môi giới nhà đất nếu cần thiết
- Thị trường mua bán nhà đất đang như thế nào ? Click vào đây để biết thêm về nhà đất.
n có thể giới thiệu vài nét về nhóm hoạt động của mình và dự án mà nhóm đang theo đuổi?
Think Playgrounds! Được sáng lập bởi Kim Đức và Quốc Đạt, bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 5/2014 với sự tham gia ngày càng nhiều của các kiến trúc sư. Tiêu chí hoạt động của nhóm là tìm ra phương án tiết kiệm nhất, tối ưu nhất để đưa sân chơi vào trong các khu trung tâm trong thành phố – nơi đất công đã bị lấn chiếm hoặc chỉ còn đất xen kẹt. Nhóm hy vọng hoạt động của mình sẽ tạo cảm hứng cho cộng đồng, các tình nguyện viên trẻ và đặc biệt là các bạn sinh viên kiến trúc cùng tham gia.
– Thông điệp của tên gọi “Think Playgrounds” (viết tắt TP) là gì?
Cái tên Think Playgrounds – Nghĩ về Sân chơi trong thành phố! Được đặt bởi bà Judith Hansen – một phụ nữ Mỹ đáng quý, nhiệt tình, nguồn cảm hứng vô tận cho chúng tôi. Tất cả những gì nhóm thực hiện đều hướng đến việc kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng, cùng nghĩ về thực trạng thiếu sân chơi trong thành phố và tìm ra phương án để trẻ em trong thành phố được thụ hưởng hoàn toàn quyền được chơi như các thành phố khác trên thế giới. Think Playgrounds không chỉ là nghĩ, đó còn là một hạt giống tạo nguồn động lực cho các hành động cụ thể trong cuộc sống.
Chúng tôi giành lại ký ức và bảo vệ ký ức của thế hệ đi sau
– Think Playgrounds một dự án thiện nguyện không đặt nặng yếu tố kinh tế, điều gì đã thôi thúc nhóm thực hiện dự án này? Mỗi thành viên trong nhóm đều có công việc riêng lại kèm hoạt động thiện nguyện như vậy thì các bạn đã bố trí nhân lực và sắp xếp thời gian của mình như thế nào?
Bất cứ ai sinh ra trong thành phố đều đối mặt với không gian chật hẹp, tuy nhiên có lẽ do sống quen và thích ứng với hoàn cảnh nên chúng ta quên mất rằng, trẻ em cần không gian để vận động, trẻ em đang rất thiếu chỗ chơi hoặc muốn chơi thì bố mẹ phải trả phí. Nếu không có những khoảng thời gian tuổi thơ ở nông thôn, có lẽ chúng ta sẽ hoàn toàn mất đi những trò chơi tại những công viên, sân chơi công cộng đã từng có trong Hà Nội. Tái chiếm những khu đất bị sử dụng sai mục đích chính là một “cuộc chiến” giành lại ký ức và bảo vệ những ký ức của thế hệ đi sau. Không chỉ vậy, làm đồ chơi cũng mang lại niềm vui cho các thành viên. Đây là lý do mọi người cùng đi chung một con đường và dành những khoảng thời gian ít ỏi cuối tuần để làm sân chơi.
– Kinh phí hoạt động của dự án được Think Playgrounds huy động từ đâu?
Kinh phí để làm sân chơi được nhóm vận động từ cộng đồng và một phần tài trợ từ các tổ chức có chung mục đích như Trung tâm hành động vì đô thị (ACCD), Tổ chức Nhịp cầu sức khỏe (HealthBridge – Canada). Bên cạnh đó, bà Judith Hansen cũng là một nhà tài trợ nhiệt thành cho hoạt động của nhóm.
Sân chơi bền vững – Cần sự chung tay của cộng đồng
– Điểm thú vị của dự án này mà tất cả mọi người đều thấy đó là việc các bạn sử dụng vật liệu tái chế. Think Playgrounds có thể chia sẻ cho các độc giả Kiến Việt cách các bạn sử dụng vật liệu đó như thế nào không?
Sử dụng đồ tái chế là một thách thức trong thi công, nhưng cũng vì vậy nó kích thích sự tìm tòi sáng tạo của các kiến trúc sư. Kinh nghiệm có thể được sử dụng từ những người đi trước mà nhóm tham khảo trên internet, sau đó tùy vào tính chất của các thiết bị sẽ được cải biến cho phù hợp với điều kiện cụ thể tại Việt Nam. Lốp là chất liệu được nhóm tận dụng tối đa để tạo ra bập bênh, các mặt nhún gắn lò xo, xích đu, hoặc trở thành các trụ thăng bằng có độ giao động an toàn.
– Vật liệu tái chế rẻ và phổ thông tuy nhiên lại có thời gian sử dụng khá ngắn, nhóm có e ngại về tính bền vững trong công trình của các bạn không? Các bạn khắc phục vấn đề đó như thế nào?
Sử dụng đồ tái chế đòi hỏi rất nhiều công “chế biến”. Nến như lốp có độ bền hoàn hảo thì các chất liệu gỗ pallet nhóm phải quét keo hoặc sơn để chống mọt, mủn. Tuy nhiên, các thiết bị cũng có độ tuổi giới hạn, nhưng đó là thực trạng chung cho các thiết bị sắt hoặc nhựa. Độ bền càng cao giá thành càng đắt. Thay vào đó, để có được các sân chơi tái chế bền vững, nó cần đến một cộng đồng mạnh để cùng chế tạo, bảo dưỡng, nếu điều này xảy ra, thì mục tiêu cuối cùng của TP cũng đạt được.
– Những thuận lợi và khó khăn nào mà Think Playgrounds gặp phải trong quá trình hoạt động?
Kể từ khi hoạt động, nhóm nhận được hưởng ứng mạnh mẽ từ truyền thông, từ các kiến trúc sư, các nhà nghiên cứu đô thị, các garage và các nhà hảo tâm. Đây là yếu tố giúp TP gõ được các cánh cửa tiến vào trung tâm thành phố. Tuy nhiên, mỗi khi đối diện với một thực trạng cụ thể trong đô thị, là nảy sinh các khó khăn từ nhận thức cộng đồng về đồ chơi, về độ an toàn. Để giải quyết khó khăn cần nhiều thời gian và sự kiên nhẫn, lắng nghe từ hai phía.
Một trong những khó khăn đáng nhớ nhất mà nhóm phải đối mặt là làm sân chơi tại đảo Lý Sơn, nhóm đến đây để thực hiện một sân chơi nằm tại vườn hoa trung tâm trên đảo. Vì một số lí do mà dự án ở đây đã bị treo, chưa được duyệt nên nhóm đã phải chờ một cuộc hẹn với lãnh đạo của đảo Lý Sơn. Tuy nhiên cuối cùng TP đã không được phép làm tại vườn hoa này. Không bỏ cuộc, TP đã tìm được một mảnh đất trống bỏ hoang hơn chục năm trên đảo và đã được sự chấp thuận của cán bộ xã. Với quỹ thời gian ít ỏi 4 ngày còn lại cùng với nhân lực hạn hẹp, nhóm đã thi công trong điều kiện khắc nghiệt để có được một sân chơi nhỏ tặng các bé trên đảo. Các bạn có thể thấy, khó khăn lớn nhất vẫn là thuyết phục cơ quan quản lý sử dụng những mảnh đất trống để trở thành sân chơi.
Đây cũng là kỷ niệm khó quên của chúng tôi, thời gian ở Lý Sơn bận đến nỗi mọi người ở trên đảo nhưng chưa một lần được đặt chân xuống biển. Tuy nhiên phần thưởng an ủi chính là các món hải sản ngon tuyệt cũng như tấm lòng ấm áp của người dân tại đây.
Quan niệm về “Sân chơi” của mỗi người là khác nhau
– Kỉ niệm nào ấn tượng nhất với các bạn trong quá trình thực hiện dự án?
Playday là một sự kiện đặc biệt ấn tượng với các thành viên của nhóm. Sau khi thực hiện được 2 sân chơi tại Bãi giữa, nông trại Tuệ Viên, sân chơi nhỏ tại Trung Hòa – Nhân Chính, nhóm quyết định tổ chức một ngày hội vui chơi – nơi trẻ em được tiếp cận với triết lý sân chơi mà TP theo đuổi. Công việc tìm địa điểm phù hợp trong trung tâm Hà Nội vô cùng khó khăn, tuy nhiên với sự hỗ trợ nhiệt tình của bà Judith Hansen, nhóm đã mượn được khuôn viên Câu lạc bộ Mỹ tại phố Hai Bà Trưng. Nơi đây không chỉ rộng, mà còn có sân cỏ nền đất, phù hợp với tiêu chuẩn an toàn. Sau khi có được địa điểm, các kiến trúc sư đã tập hợp, xây dựng ý tưởng, thu mua vật liệu bằng số tiền do quỹ Ford tài trợ. Tất cả mọi người từ thành viên TP đến tình nguyện viên đã làm việc cật lực trong 1 tháng để ra mắt những món đồ chơi lớn nhất mà nhóm đã từng làm: mê cung từ gỗ pallet trên diện tích 50m2, zipline có chiều dài hơn 12m, một hệ gỗ leo trèo có chất lượng quốc tế, một khu vui chơi tự do với nhiều đồ vật gia đình, một khu vật liệu tự nhiên… Bên cạnh đó là các hoạt động nghệ thuật khác do quỹ CDEF của Đan Mạch tài trợ như hoạt động treo xích đu tại nhiều điểm trong thành phố trước ngày Playday, làm tranh 3D và tác phẩm sắp đặt…
Quá trình thực hiện dự án là một trải nghiệm ấn tượng cho tất cả các thành viên trong nhóm. Chúng tôi cũng có một vài kỷ niệm đáng nhớ trong dự án này: đó tác phẩm mặt nhún lò xo đặt trong ngõ khá rộng trên phố Hoàng Hoa Thám. Đây là món đồ chơi lạ rất kích thích trẻ con trong khu phố được nhiều phụ huynh trẻ hưởng ứng. Tuy nhiên, ngay sau đó, một số người lớn tuổi và một số cá nhân khác trong phố phản đối kịch liệt đòi di dời các món đồ chơi “nguy hiểm”. Đây là ví dụ cụ thể cho sự xung đột các quan niệm về sân chơi. Chỉ tiếc cho những đứa trẻ tại đây, hầu như không có gì chơi ngoài đạp xe loanh quanh hoặc chơi câu lông khi đường vắng.
– Trong tương lai Think Playgrounds sẽ phát triển như thế nào? Các bạn đã có kế hoạch cho mình chưa?
Trong năm 2015, nhóm kỳ vọng sẽ đem đến nhiều sân chơi hơn, tổ chức ngày playday mới và xây dựng ý tưởng về sân chơi di động trong thành phố.
– Mong muốn lớn nhất của Think Playgrounds hiện nay là gì?
Mong rằng sẽ có thêm các kiến trúc sư trẻ cùng chia sẻ công việc, bởi nhu cầu làm sân chơi trong các khu chung cư, tập thể trong Hà Nội hiện nay đang rất lớn. Nhóm đang có một danh sách dài các khu dân cư gửi thư mời mà chưa có đủ nguồn lực để thực hiện.
Cảm ơn Think Playgrounds về buổi trò chuyện thú vị này. Chúc các bạn gặt hái được nhiều thành công trên con đường của mình.
Thông tin tác giả:
Tên nhóm: Think Playgrounds – Nghĩ về Sân Chơi trong thành phốNgày thành lập: 01/02/2014Sáng lập:
Sân chơi đã thực hiện:
|
Truy cập để xem nhiều hơn tại NhaDatSo.com – Mạng Nhà Đất Số 1 Việt Nam
Hotline: (08) 6262.3838 / (08) 2266.3838 / (08) 2268.3838
Leave a Reply