Tìm hiểu cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ – FBI (Federal Bureau of Investigation)
Trụ sở của Cục là Tòa nhà J. Edgar Hoover tọa lạc tại thủ đô Washington, D.C. Còn 56 văn phòng đại diện nằm rải rác và hơn 400 cơ quan địa phương ở các thành phố nhỏ và thị trấn trên khắp các thành phố lớn của Hoa Kỳ. Ngoài ra, Cục còn có hơn 50 văn phòng được gọi là ”tùy viên pháp lý” bên trong các lãnh sự Hoa Kỳ trên khắp thế giới.
Cơ cấu Tổ chức và Cấp bậc
FBI được tổ chức thành 5 nhánh dựa vào chức năng và Văn phòng Giám đốc bao gồm nhiều văn phòng hành chính đi kèm. Đứng đầu mỗi nhánh là Trợ lí Điều hành Giám đốc, mỗi phòng và đơn vị sẽ do Trợ lí Giám đốc điều hành.
Văn phòng Giám đốc (Office of the Director)
– Phòng Quốc vụ (Office of Congressional Affairs)
– Phòng Tuyển dụng (Office of Equal Employment Opportunity
Affairs)
– Phòng Pháp lý (Office of the General Counsel)
– Phòng các vấn đề Liêm chính và Tuân thủ quy định (Office of Integrity and Compliance)
– Phòng Thanh tra (Office of the Ombudsman)
– Phòng Trách nhiệm Nghề nghiệp (Office of Professional Responsibility)
– Phòng Công vụ (Office of Public Affairs)
– Đơn vị Thanh tra (Inspection Division)
– Đơn vị Hậu cần và Tiện nghi (Facilities and Logistics Services Division)
– Đơn vị Tài chính (Finance Division)
– Đơn vị Quản lí Dữ liệu (Records Management Division)
– Phòng Kế hoạch Nguồn lực (Resource Planning Office)
– Đơn vị An ninh (Security Division)
Chi nhánh An ninh Quốc gia (National Security Branch)
– Đơn vị chống điệp báo (Counterintelligence Division)
– Đơn vị Chống Khủng bố (Counterterrorism Division)
– Ban giám sát Tình báo (Directorate of Intelligence)
– Ban giám sát Vũ khí hủy diệt hàng loạt (Weapons of Mass Destruction Directorate)
Chi nhánh về Tội phạm, Công nghệ, Phản ứng nhanh và Dịch vụ (Criminal, Cyber, Response, and Services Branch)
– Đơn vị Điều tra Tội phạm (Criminal Investigative Division)
– Đơn vị Mạng máy tính (Cyber Division (Giám đốc: Gordon M Snow))
– Đội Phản ứng các tình huống khẩn cấp (Critical Incident Response Group)
– Phòng Chiến dịch Quốc tế (Office of International Operations (Giám đốc: Joseph M. Demarest))
– Phòng Hợp tác Nội địa (Office of Law Enforcement Coordination)
Chi nhánh Nguồn nhân lực (Human Resources Branch)
– Đơn vị Huấn luyện (Training Division)
– Đơn vị Nguồn nhân lực (Human Resources Division)
– Chi nhánh Công nghệ và Khoa học (Science and Technology Branch)
– Đơn vị Thông tin tội phạm Tư pháp (Criminal Justice Information Services Division)
– Đơn vị Phòng thí nghiệm (Laboratory Division)
– Đơn vị Chiến dịch Công nghệ (Operational Technology Division)
– Phòng Ứng dụng và Công nghệ đặc biệt (Special Technologies and Applications Office)
Chi nhánh Công nghệ Thông tin (Information and Technology Branch)
– Đơn vị Chiến dịch Công nghệ Thông tin (Information Technology Operations Division)
– Phòng Kế hoạch và Chính sách Công nghệ Thông tin (Office of IT Policy & Planning)
– Phòng Quản lí Chương trình Công nghệ Thông tin (Office of IT Program Management)
– Phòng Phát triển Công nghệ Thông tin (Office of IT Systems Development)
– Phòng Kiến thức (Office of the Chief Knowledge Officer)
– Đội Khám nghiệm Chứng cứ FBI.
Danh sách cấu trúc cấp hàm trong FBI
Giám đốc FBI đương nhiệm Robert S. Mueller III |
– Đặc vụ Tập sự
– Đặc vụ
– Đặc vụ Thâm niên
– Giám sát viên
– Trợ lý Toàn quyền (ASAC)
– Đặc vụ Toàn quyền (SAC)
– Trợ lý Giám đốc
– Phó Trợ lý Điều hành
– Trợ lý Điều hành
– Phó Trưởng Tham mưu
– Trưởng Tham mưu và Tư vấn Luật của Giám đốc
– Trợ lý Phó Giám đốc
– Phó Giám đốc
– Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ
Nhiệm vụ và quyền ưu tiên
Trong năm tài chính 2010, ngân quỹ tối thiểu của FBI xấp xỉ 7.9 tỉ$, bao gồm 618 triệu$ được sử dụng trong chương trình chống khủng bố, tội phạm máy tính, bạo loạn, vũ khí huỷ diệt hàng loạt, tội phạm “cổ trắng” và các chương trình huấn luyện. Nhiệm vụ chính của FBI là bảo vệ và phòng thủ nước Mỹ trước các mối đe dọa khủng bố và tình báo nước ngoài, phòng chống và thực thi pháp luật đối với tội phạm Hoa Kỳ và dịch vụ thông tin tội phạm tư pháp và nâng cao khả năng tự lập cho các cơ quan, đối tác liên bang, tiểu bang, thành phố và quốc tế. Hiện tại, FBI tập trung điều tra các vụ việc ưu tiên sau:
– Bảo vệ Hoa Kỳ khỏi các vụ khủng bố;
– Bảo vệ Hoa Kỳ chống lại các hoạt động tình báo và điệp báo của nước ngoài;
– Bảo vệ Hoa Kỳ chống lại các cuộc tấn công tin tặc và công nghệ cao;
– Đấu tranh với tham nhũng công ở mọi cấp độ;
– Bảo vệ dân quyền;
– Đấu tranh với các tổ chức, doanh nghiệp tội phạm trong nước và xuyên quốc gia;
– Đấu tranh với loại tội phạm trí thức cao;
– Đấu tranh với tội ác bạo loạn nghiêm trọng;
– Hỗ trợ các đối tác liên bang, tiểu bang và quốc tế;
– Nâng cấp Công nghệ để hoàn thành nhiệm vụ của FBI một cách thành công.
Cơ sở hạ tầng
Tòa nhà J. Edgar Hoover. |
Trụ sở chính của FBI là tòa nhà J. Edgar Hoover tại thủ đô Washington, D.C, cùng với 56 văn phòng đại diện tại các thành phố chính trên khắp lãnh thổ Mỹ. Bên cạnh đó, Cục cũng duy trì các cơ quan đại diện tại địa phương cùng với hơn 50 tùy viên pháp lý tại các tòa đại sứ và lãnh sự Hoa Kỳ trên thế giới. Nhiều cơ quan chuyên môn của FBI tọa lạc tại khu tiện nghi ở Quantico, Virginia, trung tâm dữ liệu với 96 triệu mẫu vân tay trên khắp Hoa Kỳ và của tù nhân được nhà chức trách Hoa Kỳ lấy mẫu ở Ả Rập Xê Út, Yemen, Iraq và Afghanistan tại trụ sở ở Clarksburg, West Virginia.
Nhân sự
Theo số liệu tháng 4 năm 2011, FBI có tổng cộng 35,506 nhân viên. Trong đó bao gồm 15,503 đặc vụ và 20,003 chuyên viên hỗ trợ, như chuyên viên phân tích tình báo, chuyên gia ngôn ngữ, nhà khoa học, kỹ thuật viên công nghệ thông tin và các chuyên viên trong lĩnh vực khác.
Quy trình Tuyển dụng
Để nộp đơn cho vị trí nhân viên FBI, thí sinh phải ở độ tuổi 23 đến 37. Tuy nhiên, việc này phụ thuộc vào Phòng Quản lí Nhân sự, đối với các thí sinh là cựu quân nhân có giới thiệu sẽ được dự tuyển ngay cả khi hơn 37 tuổi. Năm 2009, Phòng Quản lí Nhân sự đã phát hành cuốn cẩm nang hướng dẫn:OPM Letter Ứng viên phải có bằng công dân Hoa Kỳ, lí lịch tốt và có bằng cử nhân hệ 4 năm. Tất cả các nhân viên FBI đều được yêu cầu kiểm tra an ninh tối mật. Để thành công trong kì kiểm tra an ninh tối mật, các ứng viên tiềm năng phải vượt qua một loạt các “cuộc điều tra lý lịch bản thân phạm vi đơn”(SSBI) do Phòng Quản lí Nhân sự đưa ra. Các ứng viên đặc vụ phải vượt qua bài “Kiểm tra Thể chất”(PFT) bao gồm 300 mét chạy, 1 phút duỗi thẳng, hít đất hết cỡ và chạy 2.4 km. Ngoài ra ứng viên phải vượt qua đợt kiểm tra tim mạch với các câu hỏi về tiền sử sử dụng ma túy.
Đội SWAT của FBI.
Sau khi các ứng viên tiềm năng vượt qua kì sát hạch kiểm tra tối mật và đồng ý kí vào đơn SF-312, họ sẽ than dự trại huấn luyện FBI tại Căn cứ Thủy quân Lục chiến ở Quantico, Virginia. Các ứng viên trải qua 21 tuần tại Học viện FBI, tại đây họ tiếp tục 500 giờ học và 1000 giờ thực huấn. Sau khi tốt nghiệp, tân đặc vụ FBI sẽ được bố trí trên khắp Hoa Kỳ và thế giới, tùy vào khả năng riêng của từng người. Các chuyên viên hỗ trợ sẽ làm việc tại một trong các tòa nhà dành riêng mà FBI sở hữu. Tuy nhiên, bất kỳ đặc vụ hay nhân viên hỗ trợ nào cũng có thể bị chuyển công tác bất kỳ lúc nào nếu Cục cảm thấy cần họ hỗ trợ cho phòng đại diện hoặc một trong 400 cơ quan tại địa phương của FBI.
Vũ khí
Một đặc vụ FBI được trang bị khẩu Glock (loại súng ngắn bán tự động được sản xuất bởi công ty Glock GmbH nằm ở Deutsch-Wagram, Áo) đời 22 với loại đạn 40 S&W, các khẩu Glock đời 17, 19 và 26 với đạn 9mm Luger, Mẫu 23, 27 và .40 S&W được phép mang như súng dự phòng. Các đặc vụ thuộc “Đội Giải cứu Con tin” và đội SWAT được sử dụng khẩu Springfield mẫu 1911A1 đạn .45 ACP.
Nguồn: Wikipedia
Leave a Reply