Thông tin về viên kim cương Hy vọng (Hope Diamond)
Từ khi bị đánh cắp tại một ngôi đền ở Ấn Độ, nó đã trôi dạt qua rất nhiều nơi và bắt đầu lời nguyền của mình. Điều đặc biệt của lời nguyền này là nó mang đến cái chết hoặc sự bất hạnh đến cho người chủ sở hữu nó. Có rất nhiều lời đồn đại xung quanh viên kim cương này nhưng tựu trung vẫn là những câu chuyện xui xẻo cho những người từng vô tình hoặc cố ý làm chủ nhân của nó. Giới học giả cho rằng nhiều câu chuyện đã được người bán xào nấu hoặc đơm đặt thêm để nâng giá bán.
Viên kim cương Hope ở bảo tàng Smithsonian ở Washington, Mỹ |
Tại Ấn Độ
Viên kim cương nguyên thủy được tìm thấy tại mỏ kim cương Kollur tại Golconda và sau đó được gắn vào bức tượng thần Sita trong một ngôi đền ở Ấn Độ. Vào năm 1642, một thương gia, nhà vận chuyển kim cương-kiêm nhà thám hiểm, phiêu lưu mạo hiểm người Pháp tên là Jean Baptiste Tavernier đến Ấn Độ và sở hữu được viên kim cương xanh trong một chuyến đi buôn tại Ấn Độ.
Người ta kể rằng Tavernier đã móc viên đá quý trên khỏi một trong những con mắt trên tượng thần Sita của đạo Hindu, và do hành động báng bổ thánh thần đó, ngay sau khi dâng và bán nó cho vua Louis XIV, Tavernier đã gặp thảm kịch khi tới Ấn Độ trong một chuyến đi khác, có tin cho rằng ông bị một bầy chó hoang xé xác.[3] nhưng số thông tin khác cho rằng đó chỉ là tin đồn vì Tavernier trở về Pháp và bán viên ngọc cho vua Louis XIV, sau đó, ông về hưu và qua đời một cách yên bình ở Nga.
Tại Pháp
Khi Baptiste Tavenier mang về từ Ấn Độ một viên kim cương này, báu vật được dâng tặng cho vua Louis XIV, vị vua này say mê sắc đẹp của nó nên đã mua ngay và cho đẽo gọt lại.[6]. Viên kim cương được nhận danh hiệu “Kim cương xanh của nhà vua” (Blue Diamond of the Crown) và bị cắt thành hình trái tim.[3] nó có một tên khác là Màu xanh nước Pháp (French Blue). Công việc đẽo gọt được giao cho Jean Pitau một thợ kim hoàn riêng của hoàng gia Pháp. Trong vòng hai năm, Jean Pitau đã đẽo gọt, đánh bóng viên kim cương trước khi cẩn vào một cây trâm cài áo. Kết quả là viên kim cương 68,3 kara lóe sáng màu xanh da trời và xanh thẫm. Trong suốt thế kỷ XVIII, viên kim cương này là báu vật của triều đình Pháp.
Vua Louis XIV cũng thoát khỏi vận rủi khi nhận được viên kim cương này, nhưng một trong các hậu duệ của ông không được may mắn như thế. Sự bất hạnh đi cùng viên kim cương này tiếp tục gây họa cho vua Louis XVI và hoàng hậu Marie Antoinette. Sau một thời gian trị vì gây sự phẫn nộ trong nhân dân vì tình hình đất nước đầy bất ổn, cả hai vợ chồng đã bị chặt đầu tại cuộc Cách mạng Pháp năm 1789.
Trong suốt cuộc khủng hoảng chính trị Pháp, rất nhiều đồ trang sức của hoàng gia bị đánh cắp, trong đó có viên kim cương quý này, đồ bị mất gồm những viên ngọc trên vương miện của họ, bao gồm cả viên kim cương Hope này cũng bị trộm mất[4] Vụ việc diễn ra khoảng tháng 9-1792, khi khách sạn Garde-Meuble (tòa nhà cất giữ báu vật) bị đánh cướp. Sau đó trong suốt thời kỳ hỗn loạn sau cách mạng Pháp, cuộc điều tra dẫn đến nhiều ngõ ngách và Cảnh sát bắt rất nhiều tên trộm, nhưng chỉ tìm thấy những món nữ trang ít có giá trị kể cả một vụ trộm lớn 20 năm sau đó.
Tại Vương Quốc Anh
Sau khi được tìm thấy ở Luân Đôn, Viên kim cương đã thuộc quyền sở hữu của hoàng hậu Tây Ban Nha là Maria Louisa vào năm 1800. Trong thời gian đó, viên kim cương đã được tạo hình lại bởi một nhà nữ trang người Hà Lan Wilhelm Fals. Trong thời gian gia công nó, viên kim cương bị đánh cắp bởi con trai mình Hendrick và ông chết trong đau khổ và người con trai ăn cắp của ông cũng tự sát sau đó không lâu. Sau đó, viên kim cương này được mua bởi Henry Philip Hope chủ một gia đình quý tộc người Anh vào năm 1813 và được gọi là “Kim cương Hope” từ đó. Nhiều bằng chứng khẵng định viên kim cương này chính là viên kim cương của Hoàng gia Pháp. Năm 1858, một nhà kim hoàn người Pháp tên Barbot phát hiện thấy viên kim cương xanh xuất hiện tại nhà Hope. Barbot biết rõ một vật tương đương là viên kim cương xanh của vua Louis XIV ông này đã mở cuộc điều tra và kinh ngạc khi thấy nhà Hope có viên đã này từ năm 1812. Viên kim cương này là tài sản chính thức của gia tộc Hope, đúng 20 năm 2 ngày sau khi viên kim cương của vua Pháp bị đánh cắp và 20 năm chính là thời gian vô hiệu hóa việc truy tìm viên kim cương bị đánh cắp cho nên không ai có thể truy tố gia đình Hope để đòi lại viên kim cương.
Barbot khẳng định viên kim cương Hope đang cất giữ chính là của vua Louis XIV nhưng chưa thể chứng minh vì không có một bản sao của viên kim cương xanh (bản sao này là quy định bắt buộc bởi vì các nhà kim hoàn luôn có thói quen làm một bản sao bằng chì, mọi viên đá quý đã qua tay họ chế tác để lưu giữ kích thước). Barbot tiếp tục điều tra, nhưng phải bỏ cuộc vì không tìm thấy bản sao. Sau này mhưng một người khác là Francois Farges thì lại biết rõ câu chuyện này và lại có trong tay bản sao bằng chì viên kim cương xanh của vua Louis XIV. Ông lục soát kho tư liệu và phát hiện một bản văn cũ nói rằng nó đã được tặng cho Viện bảo tàng vào năm 1850 do một người thợ kim hoàn tại Paris tên là Charles Achard. Bên cạnh bản sao còn có một mảnh giấy ghi dòng chữ: kiểu dáng của một viên kim cương rất đáng lưu ý do mức độ trong sáng của nó, tài sản của ông Hope tại Luân Đôn. Chữ Hope này có 2 “p”, nhưng Francois Farges không còn nghi ngờ vì đó chính là sai lầm khi khắc chữ. Điều đó chứng tỏ nhà ngân hàng người Anh Henry Philip Hope là sở hữu chủ viên kim cương xanh của vua Louis XIV. Nhưng phải chứng minh bằng đo đặc viên kim cương của Hope và của triều đình Pháp chính là một.
Leave a Reply