Thông tin sơ lược về Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (United State of American)

Thủ đô
Thành phố lớn nhất
Ngôn ngữ quốc gia
Tổng thống
Tuyên bố độc lập
Diện tích
Dân số (2010)
GDP bình quân
Múi giờ
Tên miền Internet
Mã số điện thoại
Quốc ca
Washington, D.C.
Thành phố New York
Tiếng Anh
Barack Obama
4 tháng 7 năm 1776
9,826,630 km²
308.586.000 người
47.025 USD/người
UTC-4 đến -10
.us .gov .mil .edu
1
The Star-Spangled Banner 
     634609883629628419 Thông tin sơ lược về Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (United State of American)
         Ranh giới và vị trí nước Mỹ

Tên đầy đủ của quốc gia này được dùng chính thức trong Tuyên ngôn Độc lập như sau “Tuyên ngôn nhất trí đồng thuận của 13 tiểu bang ” được “Các đại biểu của ” chấp thuận ngày 4 tháng 7 năm 1776. Tên Columbia cũng có một thời là tên thông dụng để chỉ châu Mỹ và . Nó được lấy ra từ tên của Christopher Columbus, người khám phá ra châu Mỹ và tên này xuất hiện trong tên District of Columbia (Washington D.C)

“America” phiên âm Hán Việt là A Mỹ Lợi Gia, người Việt thường gọi tắt là Mỹ. Từ Hán-Việt “Hoa Kỳ” (hay còn gọi là Huê Kỳ) phát xuất từ quốc kỳ của nước này, với nhiều ngôi sao lấp lánh, giống như những bông hoa. Tên này vẫn dùng trong tiếng Việt. Các cách viết tắt thông thường của United States of America gồm có United States, U.S., và U.S.A.

Quốc kỳ

634601611192165242 Thông tin sơ lược về Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (United State of American) 634601611181713223 Thông tin sơ lược về Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (United State of American)
Quốc kỳ Quốc huy

Quốc kỳ Hoa Kỳ có hai phần. Một phần nhỏ ở góc trái trên cùng có hình ảnh của 50 ngôi sao trên nền màu xanh dương, tượng trưng cho 50 tiểu bang hiện tại. Phần chính gồm 7 sọc đỏ và 6 sọc trắng, tượng trưng cho 13 tiểu bang lúc thành lập nước.

Màu đỏ tượng trưng cho lòng dũng cảm và nhiệt huyết, màu trắng nói lên niềm hy vọng trong sáng, nét tinh khiết của cuộc sống và tinh thần kỷ luật, trong khi màu xanh là hiện thân của màu sắc thiên đàng, biểu tượng của Thượng đế, lòng trung thành, niềm chân thành, công lý, và chân lý. Ngôi sao tượng trưng cho chủ quyền.

Địa lý

Hoa Kỳ nằm ở Bắc Mỹ, phía đông là Bắc Đại tây dương, phía tây là Bắc Thái bình dương, phía bắc tiếp giáp với Canada, và phía nam tiếp giáp với Mêhicô. Hoa Kỳ là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba trên thế giới. Hoa Kỳ gần như có tất cả các loại khí hậu. Khí hậu ôn hòa có ở đa số các vùng, khí hậu nhiệt đới ở Hawaii và miền nam Florida, khí hậu địa cực ở Alaska, nữa khô hạn trong Đại Bình nguyên, khí hậu hoang mạc ở Tây nam, khí hậu Địa Trung Hải ở duyên hải California, và khô hạn ở Đại Bồn địa. các tiểu bang giáp ranh Vịnh Mexico thường bị đe dọa bởi bảo và phần lớn lốc xoáy của thế giới xảy ra trong Hoa Kỳ Lục địa, chủ yếu là miền Trung Tây.

Môi trường

Hoa Kỳ có hơn 17.000 loài thực vật bản địa được xác định, bao gồm 5.000 loài tại California (là nơi có những cây cao nhất, to nhất, và già nhất trên thế giới). Hơn 400 loài động vật có vú, 700 loài chim, 500 loài bò sát và loài sống trên cạn dưới nước, và 90.000 loài côn trùng đã được ghi chép thành tài liệu. Vùng đất ngập nước như Everglades của Florida là nơi sinh sôi của phần nhiều các loài đa dạng vừa nói. Hệ sinh thái của Hoa Kỳ có hàng ngàn loài động thực vật lạ, không phải xuất xứ bản địa và thường gây tác hại đến các cộng đồng động thực vật bản địa.

Lịch sử

Những thổ dân của Hoa Kỳ bắt đầu đến đây khoảng 40.000 năm trước. Nhà thám hiểm Christopher Columbus đến Puerto Rico ngày 19 tháng 11 năm 1493 và đã tiếp xúc lần đầu tiên với thổ dân châu Mỹ. Người Tây Ban Nha thiết lập các thuộc địa châu Âu sớm nhất trên đất liền tại vùng mà bây giờ là Florida. Sau đó, các khu định cư Tây Ban Nha trong miền tây nam Hoa Kỳ ngày nay đã thu hút hàng ngàn người khắp Mexico.

Việc thiết lập Thuộc địa Vịnh Massachusetts năm 1628 tạo ra một làn sóng di dân; đến năm 1634, New England có khoảng 10.000 người theo Thanh giáo định cư. Giữa cuối thập niên 1610 và cuộc cách mạng, người Anh đã đưa khoảng 50.000 tội phạm đến các thuộc địa Mỹ của họ. Bắt đầu năm 1614, người Hà Lan đã thiết lập các khu định cư dọc theo hạ lưu Sông Hudson, gồm có Tân Amsterdam trên Đảo Manhattan. Khu định cư nhỏ Tân Thụy Điển được thiết lập dọc theo Sông Delaware năm 1638 sau đó bị người Hà Lan chiếm vào năm 1655.

Trong cuộc Chiến tranh Pháp và thổ dân châu Mỹ, Vương quốc Anh đã thừa cơ giành lấy Canada từ tay người Pháp, nhưng dân chúng nói tiếng Pháp vẫn được tự do về chính trị và tách biệt khỏi các thuộc địa ở phía nam. Năm 1674, người Anh đã chiếm được các cựu thuộc địa của Hà Lan trong các cuộc Chiến tranh Anh-Hà Lan; tỉnh Tân Hà Lan bị đổi tên thành New York. Với việc phân chia Carolinas năm 1729 và thuộc địa hóa Georgia năm 1732, mười ba thuộc địa của Anh mà sau này trở thành Hoa Kỳ được thành lập vào năm 1776.

Chính phủ và chính trị

634601658303935989 Thông tin sơ lược về Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (United State of American)
Tòa Quốc Hội Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là liên bang tồn tại lâu đời nhất trên thế giới. Chính phủ luôn bị chỉnh lý bởi một hệ thống kiểm tra và cân bằng do Hiến pháp Hoa Kỳ định nghĩa. Hiến pháp Hoa Kỳ là tài liệu pháp lý tối cao của quốc gia và đóng vai trò như một bản khế ước xã hội đối với nhân dân Hoa Kỳ. Trong hệ thống liên bang của Hoa Kỳ, công dân Hoa Kỳ có ba cấp bậc chính quyền, đó là liên bang, tiểu bang, và địa phương. Chính quyền của Liên bang gồm có ba nhánh quyền lực:

Lập pháp: Quốc hội lưỡng viện gồm có Thượng viện và Hạ viện đặc trách làm luật liên bang, tuyên chiến, phê chuẩn các hiệp ước, có quyền quyết định về ngân sách, và có quyền truất phế mà có thể bãi bỏ chức vụ của các viên chức đương nhiệm của chính phủ.

Hành pháp: tổng thống là tổng tư lệnh quân đội, có quyền phủ quyết các đạo luật của ngành lập pháp trước khi các đạo luật trở thành luật, bổ nhiệm Nội các và viên chức khác giúp quản trị và thi hành chính sách cũng như luật liên bang.

Tư pháp: Tối cao Pháp viện và những tòa án liên bang thấp hơn trong đó các thẩm phán được tổng thống bổ nhiệm với sự chấp thuận của Thượng viện. Nhiệm vụ của ngành là diễn giải về luật và chống lại các luật mà họ cho rằng vi hiến.

634601658295979975 Thông tin sơ lược về Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (United State of American)
Nhà Trắng, nơi ở và làm việc của
Tổng thống Hoa Kỳ

Hạ viện có 435 thành viên, mỗi thành viên đại diện cho một khu bầu cử quốc hội với nhiệm kỳ hai năm. Các ghế ở Hạ viện được chia theo tỉ lệ dân số tại 50 tiểu bang (trung bình mỗi dân biểu đại diện khoảng 646.946 cư dân). Mỗi tiểu bang có hai Thượng nghị sĩ, được bầu với nhiệm kỳ sáu năm; Tổng thống phục vụ một nhiệm kỳ bốn năm và có thể được tái đắc cử nhưng không được phục vụ hơn hai nhiệm kỳ. Tổng thống không được bầu trực tiếp, nhưng qua một hệ thống đại cử tri đoàn trong đó số phiếu định đoạt được chia theo tỉ lệ từng tiểu bang (theo dân số).

Tất cả các luật lệ và thủ tục pháp lý của chính phủ liên bang và chính quyền tiểu bang đều phải chịu sự duyệt xét, và bất cứ luật nào bị xét thấy là vi hiến bởi ngành tư pháp đều bị đảo ngược. Văn bản gốc của Hiến pháp thiết lập cơ cấu và những trách nhiệm của chính phủ liên bang, quan hệ giữa liên bang và từng tiểu bang, và những vấn đề trọng yếu về thẩm quyền kinh tế và quân sự.

Chính trị tại Hoa Kỳ hoạt động dưới một hệ thống lưỡng đảng gần như suốt chiều dài lịch sử Hoa Kỳ. Từ lần tổng tuyển cử năm 1856, hai đảng có ảnh hưởng chi phối là Đảng Dân chủ được thành lập năm 1824 và Đảng Cộng hòa thành lập năm 1854. Tổng thống đương nhiệm, Barack Obama, là một người thuộc Đảng Dân chủ.

Kinh tế

634601660314935521 Thông tin sơ lược về Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (United State of American)
Phố Wall là nơi có Sở Giao dịch
Chứng khoán New York (NYSE)

Hoa Kỳ có một nền kinh tế hỗn hợp tư bản chủ nghĩa. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tổng sản phẩm nội địa của Hoa Kỳ hơn 13 ngàn tỉ đô la chiếm 20 phần trăm tổng sản phẩm thế giới. Hoa Kỳ là nước nhập cảng hàng hóa lớn nhất và là nước xuất cảng đứng hạng nhì. Canada, Trung Hoa, Mexico, Nhật Bản, và Đức là các bạn hàng lớn nhất của Hoa Kỳ. Hàng xuất cảng hàng đầu là máy móc điện, trong khi xe hơi chiếm vị trí hàng đầu về nhập cảng. Hoạt động kinh tế của chính phủ chiếm 12,4% tổng sản phẩm nội địa. Nền kinh tế là hậu công nghiệp, với khía cạnh dịch vụ đóng góp khoảng trên 75% tổng sản phẩm nội địa. Ngành thương nghiệp dẫn đầu, tính theo tổng doanh thu là buôn bán sĩ và lẽ; theo lợi tức khấu trừ là tài chánh và bảo hiểm.

Hoa Kỳ vẫn là một siêu cường công nghiệp với các sản phẩm hóa học dẫn đầu ngành sản xuất. Hoa Kỳ là nước sản xuất dầu lớn hạng ba trên thế giới và nước tiêu thụ dầu đứng hạng nhất. Đây là nước sản xuất năng lượng điện và hạt nhân số một của thế giới cũng như khí đốt thiên nhiên hóa lỏng, nhôm, sulfur, phosphat, và muối. Nông nghiệp chỉ chiếm 1% GDP nhưng chiếm 60% sản xuất nông nghiệp của thế giới. Hoa Kỳ xếp hạng ba trong danh sách chỉ số thuận lợi làm ăn của Ngân hàng Thế giới. So với châu Âu, tài sản của Hoa Kỳ và thuế lợi tức thu được từ các tập đoàn thông thường cao hơn trong khi thuế tiêu thụ và nhân lực thấp hơn. Sở Giao dịch Chứng khoán New York lớn nhất thế giới theo giá trị đô la.

Khoa học và kỹ thuật

634602202815474047 Thông tin sơ lược về Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (United State of American)
Phi hành gia Buzz Aldrin của Mỹ
trên mặt trăng năm 1969

Hoa Kỳ đã và đang dẫn đầu trong việc sáng tạo kỹ thuật và nghiên cứu khoa học từ cuối thế kỷ 19, là miền đất hấp dẫn các di dân như Albert Einstein. Phần lớn quỹ nghiên cứu và phát triển với khoảng 64 phần trăm đến từ phía tư nhân. Hoa Kỳ dẫn đầu thế giới trong các tài liệu nghiên cứu khoa học và yếu tố tác động. Năm 1876, Alexander Graham Bell được cấp bản quyền chế tạo điện thoại lần đầu tiên. Phòng thí nghiệm của Thomas Edison phát triển được máy hát (phonograph), bóng đèn điện dây tóc chịu nhiệt đầu tiên, và máy thu hình bền đầu tiên.

Trong đầu thế kỷ 20, các công ty chế tạo xe hơi như Ransom Olds và Henry Ford đã đi đầu trong việc sản xuất theo phương pháp dây chuyền. Năm 1903, Anh em nhà Wright được xem như người phát minh ra máy bay đầu tiên. Trong Đệ nhị Thế chiến, Hoa Kỳ phát triển vũ khí nguyên tử, báo hiệu thời đại nguyên tử. Hoa Kỳ là nước chính yếu phát triển Arpanet là tiền thân của Internet. Hoa Kỳ là quốc gia phát triển và trồng trọt chính yếu thực phẩm biến đổi gen; trên phân nửa những vùng đất thế giới được dùng trồng các vụ mùa kỹ thuật sinh học là ở tại Hoa Kỳ.

Giao thông

Đến năm 2010, có khoảng 800 xe hơi cho 1.000 người Mỹ so với 472 mỗi 1.000 cư dân Liên Hiệp châu Âu. Khoảng 39% xe cá nhân là xe Van, xe SUV, hay xe có sàn chở hàng loại nhỏ. Người Mỹ trưởng thành trung bình dành khoảng 55 phút mỗi ngày lái trên đoạn đường dài trung bình 29 dặm Anh (47 km). Hệ thống đường sắt nhẹ chở khách liên thành phố của Hoa Kỳ tương đối yếu kém. Chỉ có 9% tổng số lượt đi làm việc ở Hoa Kỳ là dùng giao thông công cộng so với 38,8% tại châu Âu.

Các cảng chính: Anchorage, Baltimore, Boston, Charleston, Chicago, Duluth, Hampton Roads, Honolulu, Houston, Jacksonville, Los Angeles, New Orleans, New York, Philadelphia, Port Canaveral, Portland (Oregon), Prudhoe Bay, San Francisco, Savannah, Seattle, Tampa, Toledo.

Sân bay: ở Hoa Kỳ có tổng cộng 14.695 sân bay (theo thống kê năm 2001), trong đó có 5.127 sân bay có đường băng trải nhựa. Năm hãng hàng không lớn nhất trên thế giới tính theo số khách hàng được vận chuyển đều là của Hoa Kỳ; American Airlines là công ty hàng không lớn nhất thế giới. Trong số 30 phi trường hành khách bận rộn nhất trên thế giới thì có 16 là ở Hoa Kỳ, bao gồm Phi trường Quốc tế Hartsfield-Jackson Atlanta (ATL) bận rộn nhất thế giới.


Ngôn ngữ

Mặc dù Hoa Kỳ không có ngôn ngữ chính thức ở cấp liên bang, nhưng tiếng Anh của người Mỹ (American English) là ngôn ngữ quốc gia. Khoảng 215 triệu người hay 82% dân số tuổi từ 5 trở lên nói chỉ tiếng Anh ở nhà. Tiếng Tây Ban Nha, có trên 10% dân số nói ở nhà, là ngôn ngữ thông dụng thứ hai và được dạy rộng rãi như ngôn ngữ ngoại quốc. Các di dân muốn nhập tịch phải biết tiếng Anh. Một số người Mỹ cổ vũ việc biến tiếng Anh thành ngôn ngữ chính thức của Hoa Kỳ vì nó là ngôn ngữ chính thức tại ít nhất 28 tiểu bang.

634602208241787577 Thông tin sơ lược về Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (United State of American)  
Một nhà thờ trong Vành đai Thánh kinh
phần lớn có người theo đạo Tin lành

Dân số và Tôn giáo

Dân số 21% ở độ tuổi 0 -14, 66,4% ở độ tuổi 15 – 64 và 12,6% ở độ tuổi trên 65. Tốc độ tăng dân số năm trung bình 0,89%. Lực lượng lao động: 161,8 triệu, trong đó: lao động quản lý và chuyên gia 31%, lao động hành chính và bán hàng 28,9%, lao động dịch vụ 13,6%, lao động trong ngành công nghiệp chế tạo, khai khóang, giao thông vận tải và thủ công nghiệp 24,1%, lao động trong nông, lâm, ngư nghiệp 2,4%.
Tuổi thọ: Trung bình 77,4 năm, trong đó đối với nam trung bình là 75,5 năm và với nữ là 80,2 năm. Tỷ lệ biết chữ: 97% (tính từ 15 tuổi trở lên)

Sắc tộc: Người da trắng 77,1%, người da đen 12,9%, người Châu á 4,2%, còn lại là thổ dân và các dân tộc khác. Khoảng 30% dân số Hoa Kỳ là người nhập cư. Hiện nay, hàng năm Hoa Kỳ có khoảng 1 triệu người nhập cư.

Khoảng 76,7% người Mỹ trưởng thành tự nhận mình là người theo Kitô giáo. Các giáo phái Tin Lành chiếm 52% trong khi Công giáo La Mã từng là giáo phái riêng biệt lớn nhất chiếm 24,5%. Các tôn giáo không phải Kitô giáo là Do Thái giáo (1,4%), Hồi giáo (0,5%), Phật giáo (0,5%), Ấn Độ giáo (0,4%), và Nhất thể Phổ độ (Unitarian Universalism; 0,3%). 16,1% dân số tự nhận mình là người theo thuyết bất khả tri, chủ nghĩa vô thần, hoặc đơn giản không có tôn giáo.

Giáo dục

Giáo dục công lập Hoa Kỳ do chính quyền tiểu bang và chính quyền địa phương đảm trách và do Bộ Giáo dục Hoa Kỳ điều phối bằng những qui định hạn chế liên quan đến những khoản trợ giúp của liên bang. Ở hầu hết các tiểu bang, trẻ em từ sáu hoặc bảy tuổi bắt buộc phải đi học cho đến khi được 18 tuổi; một vài tiểu bang cho phép học sinh thôi học ở tuổi 16 hay 17.

Khoảng 12% trẻ em ghi danh học tại các trường tư thục thế tục hay mang tính chất tôn giáo. Chỉ có khoảng hơn 2% trẻ em học ở nhà. Hoa Kỳ có nhiều cơ sở giáo dục đại học tư thục và công lập nổi tiếng và có chính sách tuyển chọn sinh viên khắt khe, nhưng cũng có các trường đại học cộng đồng ở địa phương cho phép sinh viên tự do ghi danh vào học. Trong số những người Mỹ tuổi từ 25 trở lên, 84,6% tốt nghiệp trung học, 52,6% có theo học đại học, 27,2% có bằng đại học, và 9,6% có bằng sau đại học. Tỉ lệ biết đọc biết viết ở mức cơ bản là khoảng 99%. Liên Hiệp Quốc đánh giá Hoa Kỳ có chỉ số giáo dục là 0.97, đứng thứ 12 trên thế giới.

Chăm sóc sức khỏe

Tuổi thọ trung bình của người Mỹ là 77,8 tuổi. Tỉ lệ chết của trẻ sơ sinh là 6,37 trên một ngàn trẻ. Khoảng 1/3 dân số trưởng thành béo phì và thêm 1/3 có trọng lượng cân quá khổ; Tỉ lệ có thai ở tuổi vị thành niên là 79,8 mỗi 1.000 phụ nữ. Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Hoa Kỳ vượt mức chi tiêu bất cứ quốc gia nào khác, tính theo cả số chi tiêu cho mỗi đầu người và phần trăm GDP. Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Hoa Kỳ không hoàn toàn xã hội hóa, thay vào đó nó dựa vào tài trợ phối hợp của cả công cộng và tư nhân. Khoảng 1/3 số người không bảo hiểm y tế sống trong các hộ gia đình có lợi tức hàng năm trên 50.000 đô là, phân nửa số hộ gia đình đó có lợi tức trên 75.000 đô la. Một phần ba số người khác có tiêu chuẩn nhưng không đăng ký xin bảo hiểm y tế công cộng.

Tội phạm và hình phạt

Thi hành luật pháp tại Hoa Kỳ là trách nhiệm chính yếu của cảnh sát địa phương và sở cảnh sát quận, với sự trợ giúp rộng lớn hơn của cảnh sát tiểu bang. Các cơ quan Liên bang như Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Cục Bảo vệ Tòa án Hoa Kỳ (United States Marshals Service) có những nhiệm vụ đặc biệt. Ở cấp liên bang, và gần như ở mọi tiểu bang, pháp chế đều dựa vào một hệ thống luật phổ thông. Các tòa án tiểu bang thi hành đa số các vụ xử án hình sự; các tòa án liên bang nhận thụ lý một số tội ác đã được qui định nào đó cũng như các vụ chống án từ các hệ thống tòa tiểu bang. Trong số các quốc gia phát triển, Hoa Kỳ có mức độ tội phạm bạo lực trên trung bình và đặc biệt có mức độ cao về bạo lực do súng gây ra và hành động giết người.

Hoa Kỳ có tỉ lệ người bị tống giam có lập hồ sơ và tổng dân số tù nhân cao nhất trên thế giới. Đàn ông người Mỹ gốc châu Phi bị tù có tỉ lệ gấp 6 lần tỉ lệ của đàn ông da trắng và ba lần so với tỉ lệ của đàn ông nói tiếng Tây Ban Nha. Hình phạt xử tử còn áp dụng ở tại 38 tiểu bang.

Văn hóa

Hoa Kỳ là một quốc gia đa văn hóa, là nơi sinh sống của nhiều nhóm đa dạng chủng tộc, truyền thống, và giá trị. Nói đến văn hóa chung của đa số người Mỹ là có ý nói đến “văn hóa đại chúng Mỹ.” Đó là một nền văn hóa Tây phương phần lớn là sự đúc kết từ những truyền thống của các di dân từ Tây Âu, bắt đầu là các dân định cư người Hà Lan và người Anh trước tiên. Văn hóa Đức, Ireland, và Scotland cũng có nhiều ảnh hưởng. Một số truyền thống của người bản thổ Mỹ và nhiều đặc điểm văn hóa của người nô lệ Tây Phi châu được hấp thụ vào đại chúng người Mỹ.

Thể thao

634602230799583198 Thông tin sơ lược về Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (United State of American)
Trận đấu bóng bầu dục Mỹ

Từ cuối thế kỷ 19, bóng chày được xem là môn thể thao quốc gia; bóng bầu dục Mỹ, bóng rổ, và khúc côn cầu là ba môn thể thao đồng đội chuyên nghiệp khác của quốc gia. Hiện nay bóng bầu dục, tính theo một số khía cạnh, là môn thể thao có nhiều người xem nhất tại Hoa Kỳ. Quyền Anh và đua ngựa trước đây là các môn thể thao cá nhân được nhiều người xem nhất nhưng nay đã phải chịu thua cho môn golf và đua xe hơi, đặc biệt là Hội đua xe NASCAR. Mặc dù bóng đá không phải là một môn thể thao chuyên nghiệp hàng đầu tại Hoa Kỳ, nó được giới trẻ và giới tài tử mọi lứa tuổi chơi khắp nơi. Tennis và các môn thể thao ngoài trời cũng được ưa chuộng.

Đa số các môn thể thao chính của Hoa Kỳ tiến hóa từ các môn tương tự của châu Âu. Tuy nhiên bóng rổ đã được Tiến sĩ James Naismith sáng tạo tại Springfield, Massachusetts năm 1891 và môn thể thao quen thuộc lacrosse là một môn thể thao của người bản thổ Mỹ, đã có từ trước thời thuộc địa. Về mặt thể thao cá nhân, môn lướt ván và môn lướt tuyết là những môn sáng tạo của Mỹ trong thế kỷ 20. Chúng có liên hệ với môn lướt sóng là một môn thể thao của người Hawaii có trước khi tiếp xúc với Tây phương. Một số vận động viên Mỹ đã trở thành lừng danh thế giới, đặc biệt là cầu thủ bóng chày Babe Ruth, võ sĩ Muhammad Ali, cầu thủ bóng rổ Michael Jordan, vận động viên bơi lội Michael Phelps và tay golf Tiger Woods.

Tiểu bang

Hoa Kỳ là một liên bang gồm 50 tiểu bang. Mười ba tiểu bang ban đầu là hậu thân của mười ba thuộc địa nổi loạn chống sự cai trị của Vương quốc Anh. Đa số các tiểu bang còn lại đã được thành lập từ những lãnh thổ chiếm được qua chiến tranh hay được chính phủ Hoa Kỳ mua lại. Ngoại trừ Vermont, Texas, và Hawaii; mỗi tiểu bang vừa kể xưa kia là một cộng hòa độc lập trước khi gia nhập vào liên bang.

–  Các tiểu bang (bấm vào đây để xem chi tiết từng bang)
–  Đặc khu liên bang:  Distric of Columbia – Washington D.C
–  Các vùng quốc hải:  Đảo Guam · Puerto Rico · Quần đảo Bắc Mariana · Quần đảo Virgin · Samoa thuộc Mỹ
–  Các tiểu đảo xa: Đảo Baker · Đảo Howland · Đảo Jarvis · Đảo Johnston · Đảo san hô Kingman
Đảo san hô Midway · Đảo Navassa · Đảo san hô Palmyra · Đảo Wake

Hoa Kỳ có 10 ngày nghỉ chính trong năm là:

Tết Dương lịch: Ngày 1 tháng 1
Ngày Martin Luther King: Thứ Hai tuần thứ ba tháng 1
Ngày Tổng thống: Thứ Hai tuần thứ ba tháng 2
Ngày Tưởng nhớ: Thứ Hai tuần cuối tháng 5
Ngày Độc lập: Ngày 4 tháng 7
Ngày Lao động: Thứ Hai tuần đầu tháng 9
Ngày Columbus: Thứ Hai tuần thứ hai tháng 10
Ngày Cựu chiến binh: Ngày 11 tháng 11
Ngày Tạ ơn: Thứ Năm tuần thứ tư tháng 11
Ngày Nô en: Ngày 25 tháng 12

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>