Sơ lược đôi điều về nhà thám hiểm Christopher Colombus – Người tìm ra Hoa Kỳ

Từ trước đến nay, nhiều người vẫn mặc định Columbus là người tìm ra nước Mỹ. Và cũng có nhiều điều gắn cho thần tượng Columbus do thêu dệt mà nên. Lịch sử vẫn còn tranh cãi dù đã 500 năm trôi qua. Nhiều bang ở Mỹ không chấp nhận ngày lễ này. Mới tuần qua thôi, ở Seattle (bang Washington) đã biến ngày đó thành ngày của người Da đỏ. Dân Mỹ gốc Italia lại phản đối ầm ỹ vì Columbus là người Genoa, Italy.

635492195751247580 Sơ lược đôi điều về nhà thám hiểm Christopher Colombus   Người tìm ra Hoa Kỳ

 

  1. Columbus không chứng minh là trái đất tròn: Rất nhiều người tin là Columbus là người chứng minh trái đất tròn bằng cách chứng minh đi vòng quanh thế giới bằng thuyền. Trái đất có tròn thì đi vòng vèo một hồi thế nào cũng quay về chỗ cũ. Trong thực tế, người cổ Hy Lạp đã chứng minh điều đó. Thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, nhà toán học Pythagoras (Pi-ta-gor) đã nói kết luận trái đất tròn, và hai thế kỷ sau đó nhà triết học Aristotle cũng đồng ý với Pythagoras. Đến năm 1492 thì những người có trình độ học hành đã biết trái đất không phẳng như cái nia.
  2. Columbus không phải là người châu Âu vượt qua biển Đại Tây Dương. Năm thế kỷ, trước khi Columbus được sinh ra, Leif Eriksson (Norse Viking) được cho rằng từng đặt chân lên Newfoundland. Nhiều nhà lịch sử còn viêt rằng, những nhà thám hiểm Ireland đã đi qua Đại Tây Dương trước đó hàng thế kỷ. Cả nước Mỹ kỷ niệm ngày Columbus đến miền đất này nhưng ít người nghĩ ra việc kỷ niệm Eriksson.
  3. Có 3 quốc gia không chấp nhận Columbus thám hiểm. Để có chuyến thám hiểm, Columbus đã phải thuyết phục vua Tây Ban Nha, và nhiều người giấu có cung cấp tiền bạc cho ông đi thám hiểm châu Á. Bồ Đào Nha, Anh và Pháp không đồng ý cấp tiền. Một số người đã nói là chuyến đi phải dài ngày hơn rất nhiều so với dự tính của Columbus. Cả vua Tây Ban Nha cũng nghi ngờ như vậy. Trong thực tế đã đúng như sự nghi ngờ. Đại dương rộng hơn rất nhiều so với tính toán của Columbus, nhưng may cho ông và thủy thủ đoàn, thay vì đi châu Á thì ông tới châu Mỹ.
  4. Nina và Pinta không phải là tên của 2 trong 3 con tầu của Columbus: Vào thế kỷ 15 tại Tây Ban Nha, những con thuyền được đặt tên thánh. Nhưng lính đi biển lại đặt tên theo nick. Họ lấy tên Pinta một tiếng lóng chỉ “gái điếm” để đặt cho một con thuyền.
  5. Columbus bốn lần đến châu Mỹ. Sau năm 1492, Columbus còn đến châu Mỹ 3 lần nữa. Những lần đó ông đến biển Caribean, Nam Mỹ và Trung Mỹ.
  6. Columbus trở về Tây Ban Nha năm 1500. Columbus được cho rằng là kẻ tàn ác với thổ dân da đỏ. Những người bản địa không nộp đủ vàng đào được bị trói tay và bị xử trảm. Năm 1500, vua Tây Ban Nha đã sai người đến xử tội Columbus vì những sai lầm, ông bị bắt và mang về cố quốc. Tuy nhiên, ông chỉ bị tước quyền hành, nhưng được tiếp tục thám hiểm lần thứ 4 để chiếm tài nguyên cho nhà vua.
  7. Nguyệt thực có thể đã cứu Columbus. Tháng 2-1504, Columbus bị bỏ rơi bởi thủy thủ đoàn, thổ dân thì bỏ đói ông. Nhưng đúng vào ngày 29-2-1504, xuất hiện Nguyệt thực. Columbus dọa thổ dân, đó là trời trừng phạt, nếu không cho ông ăn thì chúa sẽ lấy hết ánh sáng, đốt cháy trái đất. Đêm đó nguyệt thực làm cho mặt trăng che khuất và sau đó trở nên đỏ rực, những thổ dân đành van lạy Columbus hãy tha thứ. Thế là ông ta không bị chết đói.
  8. Ngay cả khi đã chết, Columbus tiếp tục vượt Đại Tây Dương. Sau cái chết của Columbus (1506), ông được chôn ở Valladolid và chuyển về Seville (Tây Ban Nha). Theo yêu cầu của con dâu, xác ông được chuyển về Hispaniola và chôn ở nhà thờ Santo Domingo. Khi Pháp xâm lược đảo Hispaniola (1795), dân Tây Ban Nha vội đào xác ông và đưa sang Cuba trước khi đưa về Tây Ban Nha trong chiến tranh Tây Ban Nha – Mỹ (1795). Người ta tranh cãi hài cốt mang về có phải của Columbus hay không, hay đã nhầm lẫn bốc mộ người khác vì người ta phát hiện một hộp có vẻ như đựng hài cốt của Columbus trong nhà thờ Santo Domingo. Năm 2006, họ thử DNA và chứng minh, những gì còn lại trong tiểu là thuộc về Columbus dù đã sau 500 năm. Hiện nay người Dominica không cho thử DNA tại nhà thờ trên. Cuộc tranh cãi về nhà thám hiểm tiếp tục.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>