Người Việt trẻ đang “khao khát” các nguồn hỗ trợ khởi nghiệp

Trước đây, nhiều người thường nghĩ nguồn hỗ trợ chỉ đơn thuần là tài chính nhưng như vậy là sai lầm lớn. Bởi nguồn hỗ trợ ở đây không chỉ bao gồm yếu tố trên mà nó còn là những tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm cho dù là thành công hay thất bại của những cá nhân hay những tổ chức chuyên .

Nhiều đam mê khởi nghiệp đang khắc khoải trong cơn “khát” vô hình mang tên nguồn hỗ trợ. 

“Cơn hạn hán” nguồn hỗ trợ

Khởi nghiệp đang trở thành xu hướng chung của thế giới, nhất là sau khi mô hình bong bóng dotcom (các trang web niêm yết cổ phiếu) bùng nổ và thành công tại Mỹ. Người Việt Nam cũng không đặt mình ngoài dòng chảy của thời đại. Họ – những người mang trong mình giấc mơ khởi nghiệp – có rất nhiều dự án, ý tưởng “độc và lạ” để vươn lên làm giàu và nhất là để khẳng định bản thân. Nhưng thực tế, đa phần các dự án này chỉ là những dự định, ấp ủ trong suy nghĩ. Bởi nói như ý kiến của Ngọc Linh (sinh viên ĐH Ngoại thương): “khó khăn lớn nhất của người khởi nghiệp là không biết mình đang ở đâu, đa phần có quyết tâm rất cao nhưng chưa biết cách tận dụng lợi thế cũng như khắc phục yếu điểm của mình”.

nguoi%20viet%20tre%20khat%20nguon%20ho%20tro%20khoi%20nghiep Người Việt trẻ đang “khao khát” các nguồn hỗ trợ khởi nghiệp
Một buổi trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp

Rất khó cho người trẻ tuổi thực hiện được kế hoạch khởi nghiệp của mình và để thực hiện thành công những dự án đó lại càng khó khăn gấp bội. Một người muốn khởi nghiệp phải trả lời được 3 câu hỏi về thị trường, nhân sự và nguồn hỗ trợ trong quá trình xây dựng sự nghiệp.

  • Bạn đang gặp rắc rối vì Tìm Việc khó khăn? Mang Viec Lam sẽ hỗ trợ bạn những thông tin tuyển dụng mới nhất!

Thị trường và nhân sự nếu người khởi nghiệp thực sự có năng lực có thể giải quyết tốt vấn đề này. Nhưng nguồn hỗ trợ khởi nghiệp ban đầu lại là một vấn đề nan giải cho người trẻ tuổi.

Trước đây, nhiều người thường nghĩ nguồn hỗ trợ chỉ đơn thuần là tài chính nhưng như vậy là sai lầm lớn. Bởi nguồn hỗ trợ ở đây không chỉ bao gồm yếu tố trên mà nó còn là những tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm cho dù là thành công hay thất bại của những cá nhân hay những tổ chức chuyên hỗ trợ khởi nghiệp.

Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, Việt Nam đang “khan hiếm” những tổ chức, cá nhân chuyên trách hỗ trợ tư vấn khởi nghiệp cho các bạn trẻ muốn khẳng định mình. Hoàng Minh Phúc (sinh viên ĐH Ngoại thương) chia sẻ: “Là một sinh viên của ĐH. Ngoại thương, mình cũng có mong muốn khởi nghiệp. Hiện tại, mình đã có những “tài nguyên” ban đầu nhưng lại rất khó tìm ra nguồn hỗ trợ vốn, chia sẻ kinh nghiệm và tư vấn cho dự án khởi nghiệp của mình trong tương lai”.

Trên thực thế, rất nhiều người tìm kiếm kinh nghiệm khởi nghiệp của những người thành công trên thế giới. “Mình thường xuyên đọc những bài báo viết về kinh nghiệm khởi nghiệp thành công ở Việt Nam và đặc biệt là trên thế giới. Nó giúp ích cho mình rất nhiều trong tương lai khởi nghiệp của mình”, Phan Hồng Mạnh (20 tuổi, Hà Nội) cho biết. Tuy nhiên, những kinh nghiệm của các nhà khởi nghiệp trên thế giới chỉ hữu dụng một phần rất nhỏ với người Việt. Bởi nền tảng môi trường kinh doanh ở nước ta khác biệt rất lớn quốc tế. Đồng thời, những chia sẻ của những doanh nhân này  chỉ mang tính chất khái quát, nếu không biết cân nhắc và chắt lọc thì rất dễ dẫn mắc sai lầm và khởi nghiệp thất bại là chuyện dễ hiểu.

Nói một cách dí dỏm, trong hiện tại, tình cảnh của những ông chủ, bà chủ Việt tương lai chẳng khác nào người nông dân phải chờ những trận mưa rào trong cơn hạn hán dai dẳng và khi nào trời mới mưa là điều rất khó biết trước. Hiển nhiên, “cơn khát” của những người Việt trẻ trong đợt “hạn hán” nguồn hỗ trợ kéo dài bao lâu cũng tương tự như trên.

Bao giờ mới có “mưa rào”?

Nói là khan hiếm các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp ở nước ta bởi trong thời gian gần đây, chính phủ và một số nhà đầu tư trong nước cũng như quốc tế đã bắt đầu thực hiện một số dự án hỗ trợ và tư vấn khởi nghiệp cho người Việt. Có thể kể đến loạt dự án đã và đang được triển khai như: dự án Vietnam Silicon Valley, Quỹ Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp, FPT Ventures…

Những dự án trên ra đời đã đáp ứng được một phần nhu cầu hỗ trợ khởi nghiệp của xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế, những dự án này vẫn chỉ như muối bỏ bể. Rất đông các bạn trẻ cho dù khởi nghiệp ở thành phố vẫn khó tìm kiếm được cho mình các nguồn đầu tư và tư vấn khởi nghiệp. Điều này lại càng khó khăn gấp bội với những người lựa chọn khởi nghiệp nông thôn, nơi vốn đã kém ưu thế trong tiếp cận thông tin.

Ngày 9/9 vừa qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức một buổi hội thảo tư vấn khởi nghiệp, với 4 diễn giả là những người khởi nghiệp thành công ở Việt Nam và Mỹ. Cuộc hội thảo được chuẩn bị và thông báo với công chúng chỉ trước vài ngày diễn ra, không quảng cáo rầm rộ nhưng số lượng người tham dự lên đến hơn 400 người. Ví dụ trên đã cho thấy nhu cầu muốn hỗ trợ đầu tư, lắng nghe tư vấn và chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp trong xã hội vẫn là một con số khổng lồ.

Có lẽ, chính phủ cần nhanh chóng đề xuất một phương án để kết nối các nhà đầu tư, tạo thành một mạng lưới, một “hệ sinh thái” toàn diện để hỗ trợ đầu tư, tư vấn dự án và chia sẻ kinh nghiệm dành cho người Việt trẻ đam mê khởi nghiệp. Chỉ có như vậy mới có thể huy động tối đa các nguồn lực phát triển đất nước và nhất là tận dụng cơ hội vàng dành cho những doanh nhân tương lai.

Nếu mô hình này được xây dựng thành công sẽ giống như “cơn mưa rào” cứu sống rất nhiều bạn trẻ đang khắc khoải khởi nghiệp trong cơn “hạn hán”. Đồng thời, mạng lưới hỗ trợ này cũng sẽ giúp cho những dự án khởi nghiệp không chỉ là dự định hay “chết yểu” quá sớm, mà những giấc mơ đó sẽ được chấp cánh bay xa hơn để nhìn ra thế giới.

Cần thêm thông tin về các việc làm cũng như nhân sự, hãy thử tham khảo các mục dưới đây:

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

 

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>