Người dân Hoa Kỳ và lễ Tạ Ơn
Dân Mỹ nghỉ Thanksgiving, giống dân ta đón Tết Nguyên đán. Hiện có 8 nước theo phong tục này là Argentina, Brazil, Canada, Nhật, Đại Hàn, Liberia, Thụy Sĩ và Hoa Kỳ. Tương truyền, dân Âu ăn mừng mùa màng bội thu, mừng thắng trận, và đôi khi mừng cả vua hết ốm đau, và gọi đó là Thanksgiving (Tạ ơn).Người La Mã tổ chức một kỳ lễ hội cho mùa gặt lớn, tên là Cerelia để thờ lạy Ceres với những trò chơi, diễn hành và lễ lạc.Lễ gặt hái Sukkoth vào mùa Thu của người Do Thái có từ ba ngàn năm nay. Dân Hy lạp cổ đại tổ chức lễ hội để cúng nữ thần Demeter chuyên chăm nom mùa bắp, tổ chức hội hè, tiệc tùng để vui với nhau.
Dân Mỹ coi Thanksgiving là ngày đoàn tụ gia đình nên vào tuần cuối tháng 11, dân chúng đi lại như mắc cửi. Giống dân Việt khăn gói quả mướp về quê ăn Tết. Không về đúng ngày Thanksgiving thì chả còn ai cho ăn.
Ngày 26/11/1620, một nhóm Pilgrims từ Âu châu sang Hoa kỳ bằng tàu Mayflower, bao gồm102 người Anh, và khoảng 25-30 thủy thủ do William Bradford chỉ huy. Họ đi khắp nơi nhưng cuối cùng đã cập bên Plymouth, Massachusetts, nơi có thủ phủ Boston mà Tổng Cua vừa thăm tháng hồi đầu tháng. Họ tới Plymouth Rock ngày 11 tháng 12 năm 1620. Trong sáu tháng đầu tiên, thời tiết khắc nghiệt, cuộc sống thiếu thốn, bệnh dịch đã làm cho 46 người bị chết. Những người sống sót nhờ ăn thịt gà tây hoang và bắp ngô do người dân da đỏ cung cấp.
Năm 1621 họ bội thu mùa màng nên đã làm lễ Tạ Ơn Trời và Bradford mời cả dân da đỏ tới dự. Có lẽ đó là Thanksgiving đầu tiên tại Hoa Kỳ. Sau này, lễ Tạ ơn lan rộng nước Mỹ, nhưng mỗi nơi mỗi khác, tùy phong tục của những người di dân nên ngày lễ không đồng nhất. Khi cuộc chiến giữa các di dân Mỹ và đế quốc Anh xảy, và George Washington thoát khỏi cuộc bao vây ở Valley Forge, ông đã tuyên bố ngày lễ Thanksgiving quốc gia vào ngày 26 tháng 11 năm 1789.
Nước Mỹ chuẩn bị nội chiến, lễ Tạ ơn lại khác nhau. Giống hai miền Nam Bắc thời xưa, Tết Nguyên đán của Hà Nội khác Sài Gòn một ngày, khác cả giờ, cho dù các cụ chửi um vì đưa cả chính trị và lễ đón năm mới của dân tộc. Sau này Tổng thống Abraham Lincoln định ngày cho lễ này hàng năm vào thứ Năm cuối cùng của tháng 11. Thứ 5 ăn gà tây, chén no nê. Thứ 6 Black Friday mua sắm thả cửa, thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ ngơi, dọn nhà và quay về nơi làm việc. Ngày lễ nào của Mỹ cũng thực dụng, cuối tuần cộng với thứ 7 và Chủ Nhật, thế nào cũng được 3-4 ngày nghỉ liền. Trừ mỗi Quốc khánh Mỹ rơi vào 4-7 thì nghỉ đúng ngày.
Dân Việt trong ngày Tết có bánh chưng, giò chả, pháo, nem, nồi măng rồi đánh chén trong 3 ngày liền. Dân Mỹ ngày xưa cũng thế. Lễ Tạ ơn cũng kéo dài ba ngày vì cũng phải mời nhau, mời các cụ về, các cụ đi. Có đi có lại mới toại lòng nhau. Tạ ơn các cụ trên mây nhưng dân trần gian ăn nhòe. Khácg đến dự Thanksgiving chỉ đóng góp món ăn nhưng không mang theo quà cáp như dự lễ Xmas.
Món ăn phải có turkey – gà tây quay, một món ăn truyền thống, giống bánh chưng VN. Có bí đỏ vì tương truyền loại quả này đã cứu sống những người hành hương qua mùa lạnh khủng khiếp. Ngoài ra, còn những món nào khác thì Tổng Cua chịu. Mình dự Thanksgiving của dân Việt, có gà tây, ngan, ngỗng, gà đồi, nhồi mục nhĩ, nấm hương, giò chả, bánh chưng, xôi, chè, rượu tây, rượu ta, đủ kiểu.
Thật lòng, thỉnh thoảng mình vẫn thử món turkey (gà tây), thịt chán vô cùng, ăn như là ăn cỏ. Thịt nhạt, chả có mùi vị gì. Có lẽ mời cao bồi món bánh chưng thì họ cũng cảm thấy thế chăng. Thôi thì mỗi nơi một phong tục.
Hieu Minh Blog
Leave a Reply