Đến tham dự hội chợ thủy sản quốc tế Boston
Mỗi năm, 18.000 người mua và người bán từ hơn 120 quốc gia đến với nhau ở Boston tại sự kiện thương mại thủy sản lớn nhất Bắc Mỹ. Mỹ là một trong những thị trường thủy sản quan trọng trên thế giới, được xếp hạng là người tiêu dùng sản phẩm thủy sản lớn thứ ba *. Với tổng trị giá hàng nhập khẩu và xuất khẩu 14,2 tỷ $ 4,3 tỷ * (*Nguồn: FAO và Bộ Thương mại Mỹ). Mỹ cũng là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 3 của Việt Nam về số lượng.
Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP) thường xuyên tổ chức cho các doanh nghiệp Việt Nam trưng bày/ giới thiệu sản phẩm/ tìm kiếm bạn hàng, đối tác tại hội chợ này. Hiện có khoảng 30 gian hàng của các doanh nghiệp tham gia đăng ký trong kỳ hội chợ sắp tới.
Doanh nghiệp Thủy sản Việt Nam – dự báo tình hình 2013
Nếu năm 2012 là năm mà ngành thủy sản gặp nhiều khó khăn về thị trường cũng như nguồn cung nguyên liệu cho chế biến, thì năm 2013 dự báo lại là năm mà ngành thủy sản còn gặp khó khăn hơn nhiều so với năm 2011 cả về thị trường xuất khẩu, nguyên liệu cho chế biến thủy sản cũng như sự biến động của các yếu tố đầu vào trong nước.
Khó khăn thị trường đầu vào trong nước
Ở trong nước các yếu tố đầu vào cho sản xuất ngày một tăng cao, giá điện đã được thông báo tăng, giá xăng dầu cũng có xu hướng tăng mạnh trong năm 2012, thị trường tiền tệ có sự biến động lớn về lãi suất liên ngân hàng, đây sẽ là một điều bất lợi rất lớn đối với các doanh nghiệp CBTS cũng như người NTTS và KTTS trong việc huy động vốn để đầu tư sản xuất.
Khó khăn về nguồn cung cấp nguyên liệu
Theo Hiệp hội chế biến thủy sản (VASEP), năm 2011 do thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung nguyên liệu cá tra vì vậy kế hoạch của VASEP chỉ dám đặt mục tiêu xuất khẩu khoảng 360 nghìn tấn cá tra với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1 tỷ USD (về khối lượng giảm 280 nghìn tấn, về giá trị giảm 400 triệu USD so với năm 2010).Một trong những hạn chế của ngành thủy sản Việt Nam là chưa có tầm nhìn về chiến lược con giống. Hiện những đối tượng nuôi chủ yếu của nước ta là tôm sú, tôm thẻ chân trắng, nghêu và tra. Nhưng chỉ duy nhất cá tra chủ động được nguồn giống trong nước còn lại đều phải nhập khẩu 100% con giống, nên giá đầu vào rất cao.
Có thể nói, ngành thủy sản Việt Nam đang “ăn đong” theo nguyên liệu nước ngoài. Dù giá cá nguyên liệu tăng nhưng người dân không dám mở rộng quy mô sản xuất vì chi phí thức ăn tăng cao và tâm lý lo ngại khả năng tái diễn khủng hoảng thừa.
Khó khăn về thị trường
Các rào cản kỹ thuật hiện đại đang được các thị trường lập ra áp dụng đối với hàng thủy sản của Việt Nam.
Từ tháng 9/2010, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả hành chính sơ bộ đợt xem xét thuế chống bán phá giá cá tra lần thứ sáu (POR6), giai đoạn từ ngày 1/8/2008 đến 31/7/2009. Theo đó, bắt đầu từ tháng 3/2011, cá tra xuất khẩu của một số doanh nghiệp bị đơn xem xét xuất khẩu sang Mỹ phải chịu mức thuế 130%. Các doanh nghiệp không tham gia xem xét phải chịu mức thuế chung là 63%. Mức thuế này được coi là cao hơn nhiều so với các đợt POR trước đó. Và nhiều rảo cản mới tiềm ẩn ở những năm tiếp theo mà chúng ta chưa lường hết được nếu mục tiêu kim ngạch xuất khẩu của ta đạt được trên 5 tỷ USD.
Thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, biện pháp tự vệ, các điều kiện kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ…là những loại “rào cản” đã và đang được các nước nhập khẩu sử dụng khá phổ biến trong khuôn khổ các nguyên tắc của WTO. Một khi những rào cản này được dựng lên, hoạt động xuất khẩu có thể bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng: những mức thuế bổ sung có thể làm triệt tiêu khả năng cạnh tranh, chi phí tuân thủ cao khiến giá bán hàng tăng, những hạn ngạch khắt khe, thậm chí là những lệnh cấm nhập khẩu có thể dẫn tới nguy cơ mất hẳn một thị trường nào đó.
Khảo sát, tham dự hội chợ Thủy sản Boston 2013 kết hợp tìm hiểu thị trường bờ Đông Hoa Kỳ
Trên tinh thần chia sẻ khó khăn của các doanh nghiệp, góp phần củng cố và phát triển thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 của Việt Nam, song song với các gian hàng triển lãm do Hiệp Hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) triển khai, chúng tôi tổ chức chuyến đi cho các doanh nghiệp có nhu cầu tham dự hội chợ nhưng không có nhu cầu đăng ký gian hàng với những khác biệt sau:
1) Không phải đăng ký gian hàng giúp cho doanh nghiệp giảm phần lớn chi phí tham dự hội chợ, giảm phần lớn chi phí hậu cần, hàng mẫu và công tác tổ chức, hậu cần. Tiết kiệm chi phí và thời gian cho Doanh nghiệp tìm kiếm bạn hàng, đối tác, mở rộng thị trường xuất khẩu vào các thị trường mới như Nam Mỹ, Trung Đông, Bắc Phi vì nơi đây yêu cầu giá phải có tính cạnh tranh với cá thịt trắng của các nước khác.
2) Tổ chức cho doanh nghiệp tham dự hội thảo chuyên đề của FDA. Biết và thực hiện đúng các quy định mới của FDA sẽ cho phép hàng hóa của doanh nghiệp được thông quan bởi FDA và Hải quan Hoa Kỳ – Bảo vệ Biên giới ( CBP) được nhanh chóng, hạn chế vấp phải các rào cản thương mại.
3) Tham khảo mặt hàng mới của các DN và nước khác tại hội chợ giúp DN định hướng sản phẩm. Trong hội chợ còn có khu trưng bày thiết bị và công nghệ DN sẽ có cơ hội tìm hiểu công nghệ và thiết bị mới.
4) Tham quan, tìm hiểu thói quen sử dụng thực phẩm thủy sản của người dân (một hình thức nghiên cứu thị trường) thông qua các siêu thị dân sinh tại các thành phố trong lịch trình như Walmart/ Target…
5) Tổ chức kết hợp tham quan đất nước, con người Mỹ tại các thành phố Boston/ New York/ Washington DC/ Phialdelphia. Cuối chương trình doanh nghiệp có thể tự do ở lại tìm hiểu thị trường hoặc thăm thân trong thời hạn visa cho phép (đăng ký trước với BTC)
Leave a Reply