[Chuyện hay] Cây guitar gỗ đầu đời của Elvis Presley
Thế là Elvis mang đàn về tự học lấy, và cho đến khi gia đình cậu dọn về Memphis, tiểu bang Tennessee lúc đang học những năm cuối bậc trung học thì cậu đã lập được một ban nhạc cho riêng mình. Chỉ một thời gian ngắn, Elvis đã trở thành một trong tứ trụ của công ty sản xuất băng đĩa nhạc Sun Records. Ngoài Elvis, những người còn lại là Carl Perkins, Jerry Lee Lewis và Johnny Cash. Bốn nghệ sỹ này với những băng đĩa phát hành cho riêng từng người, đã mang về cho công ty hàng triệu đô la thời giá lúc bây giờ.
Nhưng riêng về Elvis Presley, là người được tặng cho biệt danh “Cái anh chàng da trắng mà lại hát được nhạc blues như một người da đen” lại còn làm say mê đám đông khán thính giả nhiều hơn nữa với những động tác múa may nóng bỏng khi trình diễn trong những bản nhạc như “Hearbreak Hotel”, “Hound Dog” và “All Shook Up” chẳng hạn, đã chinh phục được khán thính giả khắp năm châu. Người ái mộ còn đặt cho Elvis biệt danh “Ông vua nhạc Rock”.
Chẳng bao lâu sau, Elvis Presley đã trở thành một ca sĩ với số băng đĩa nhạc do một mình ông trình diễn bán chạy nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Ngoài ra ông còn có hàng loạt liên tục các bản nhạc mà ông trình diễn được xếp vào hạng được ưa thích nhất nhiều hơn bất cứ nghệ sỹ nào khác. Trở lại với cửa hàng bán đồ sắt tại thị trấn Tupelo thì khung cảnh vẫn giống hệt như hơn 60 năm về trước, khi Elvis mua cây Tây Ban Cầm đầu tiên. Sàn nhà bằng gỗ vẫn láng bóng, những tủ hàng dài bằng gỗ và kính cùng những kệ sát tường vẫn bày đầy những hàng hóa. Khung cảnh trông giống như bất cứ một cửa hàng đồ sắt nào của một thời đã qua, nhưng bầu không khí sẽ khác hẳn cho đến khi mà cái tên Elvis được nhắc tới.
Elvis Presley (giữa) và cha mẹ |
Ông Howard Hite, một người bán hàng trong cửa tiệm hiện nay, nói rằng, đó là lúc mọi nguời đến thăm cửa hàng này xúm lại và nhắc nhở đến Elvis. Ông Hite nói: “Mỗi năm có khoảng từ 25 đến 30 ngàn người đến xem cửa hàng của chúng tôi. Mỗi ngày khách đến đây từ nội địa cũng có mà từ khắp nơi trên thế giới như từ Úc, Nhật Bản, các nước nam Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Bỉ v..v cũng có… Họ rất ái mộ Elvis, họ mê Elvis vô cùng.” Và để chứng minh, ông Andy Mendlin, một luật sư từ Modesto, tiểu bang California vừa bước vào cửa tiệm, đã nói ngay:
“Kể từ lúc đến thị trấn này là tôi đã cố phải tìm tới cửa hàng này vì tất cả sự nghiệp của Elvis Presley bắt đầu từ đây. Nó đã bắt đầu ở cửa hàng đồ sắt Tupedo và từ cửa hàng Tupelo mà ra. Từ đây Elvis đã đi qua những chặng đường như cuộc so tài tại Alabama Dairy và công ty sản xuất băng đĩa nhạc Sun Records. Nhưng vạn sự khởi đầu từ cửa hàng đồ sắt Tupedo này đây.
Khi Elvis Presley qua đời năm 1977, số băng, đĩa nhạc và những cuốn phim ông đóng trị giá đến 4 tỉ đô la. Ngày nay, 30 năm sau khi vắng bóng trên cõi đời, các sản phẩm âm nhạc của ông vẫn thu về một con số kỷ lục hơn bất cứ một nghệ sỹ tiếng tăm nào đã qua đời, mỗi năm tiền bán các sản phẩm vẫn cao tới 40 triệu đôla. Tất cả sự nghiệp và danh vọng đó đã bắt đầu với cây đàn guitar nhỏ bé bằng gỗ với giá chỉ có 7 đô la 90 xu mua tại cửa hàng đồ sắt ở thị trấn Tupelo, tiểu bang Mississippi.
Lan Phương dịch
Leave a Reply