Băn khoăn dự án ”cao ốc nghĩa trang” giữa lòng Hà Nội
Một người dân sinh sống ở Tân Triều cho biết, để thu hồi đất phục vụ cho dự án, UBND xã Tân Triều đã tiến hành họp dân nhưng vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng về quyền lợi của người dân và mục đích thực sự của dự án. Trong khi những nghi ngại của người dân chưa được giải quyết thỏa đáng, mới đây UBND xã Tân Triều lại “đổ dầu vào lửa” khi gửi quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình tới các hộ dân, khiến nhiều người lo lắng, bức xúc. “Đây cũng là chỗ sinh nhai của gia đình, nếu xã lấy đất đi thì gia đình chưa biết xoay xở cuộc sống sau đó thế nào. Sao lại đẩy người sống ra đường làm nhà cho người chết giữa nội thành vậy..?” – một người dân bức xúc nói.
Mô hình “cao ốc nghĩa trang”. (ảnh: P.V).
Trước sự quan tâm của dư luận về thông tin “cao ốc nghĩa trang” sắp mọc giữa Thủ đô”, mới đây ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội có văn bản yêu cầu quận Thanh Xuân chủ trì, phối hợp với Sở Quy hoạch – Kiến trúc thành phố, làm rõ các thông tin quy hoạch, đấu thầu, giải phóng mặt bằng của Công ty TNHH Thương mại và Hỗ trợ kiến thiết Miền Núi – đơn vị chủ đầu tư dự án trên.
Câu chuyện dự án Trung tâm Thương mại, dịch vụ văn hóa tâm linh Hạ Đình, dự kiến nằm trong nội đô Hà Nội, cung cấp dịch vụ tâm linh, lưu giữ các bình tro sau hỏa táng đang gặp phải sự phản đối của dư luận.
Trung tâm thương mại thành nơi lưu trữ tro cốt?
- Bạn đang cần tìm Tỳ Hưu Phong Thủy hay thông tin về Phong Thủy Tỳ Hưu, hãy thử tham khảo những mẫu mới tại Cửa Hàng Tỳ Hưu của vatphamphongthuy.com!
Để cho rõ ngọn ngành câu chuyện, nhiều người dân nằm trong vị trí quy hoạch dự án đã tìm tới các cơ quan chức năng để hỏi cho ra nhẽ, nhưng không nhận được câu trả lời rõ ràng. Cực chẳng đã, hàng trăm người dân xã Tân Triều đã đến trụ sở UBND huyện Thanh Trì đề nghị làm rõ thông tin về dự án.
Theo tìm hiểu của phóng viên, năm 2009, UBND quận Thanh Xuân quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất trên địa bàn làm Trung tâm Thương mại và Dạy nghề Hạ Đình. Dự án nằm trên phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, trúng thầu là liên danh Tổng Cty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) và Công ty TNHH thương mại hỗ trợ kiến thiết Miền Núi (Miền Núi).
Có “đất vàng” trong tay nhưng không hiểu vì lý do gì, sau 6 năm, chủ đầu tư vẫn không thể triển khai dự án. Nhưng thật bất ngờ, đến năm 2015, Miền Núi có văn bản gửi UBND TP Hà Nội xin chuyển đổi dự án thành Trung tâm Thương mại dịch vụ văn hóa tâm linh. Theo đề án này, Cty Miền Núi đề xuất TP Hà Nội cho phép xây dựng công trình được thiết kế với các chức năng bao gồm: 2 tầng hầm là khu vực để xe và kỹ thuật; khối đế 5 tầng: Bố trí các chức năng trung tâm thương mại, kinh doanh mặt hàng phong thủy, tượng phật, thờ cúng, vàng mã…; 2 khối tháp 13 tầng là khu vực dịch vụ lưu giữ các lọ tro sau hỏa táng và cốt sau cải táng, dự kiến bố trí khoảng 130.000 ô đựng tro, cốt. Vậy là, dự án này không còn là trung tâm dạy nghề như dự kiến ban đầu.
Thêm nữa, ngày 1/9/2015, UBND TP Hà Nội đã có văn bản số 6010 gửi Sở Quy hoạch Kiến trúc truyền đạt ý kiến chỉ đạo của ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP là đã đồng ý về mặt nguyên tắc đối với đề xuất của Cty Miền Núi và yêu cầu Sở Quy hoạch-Kiến trúc hướng dẫn công ty này làm thủ tục.
Người dân bức xúc
Qua ghi nhận thực tế, các hộ dân có nhà đất nằm trong diện bị thu hồi cho dự án bày tỏ sự bất bình khi biết thông tin sắp có “nghĩa trang tro cốt” tại đây. Về nguồn gốc nơi đây là đất nông nghiệp, sau khi Nhà nước thu hồi phần lớn diện tích đất nông nghiệp của người dân để làm đường vành đai 3 của thành phố, diện tích còn lại do không còn phù hợp sản xuất nông nghiệp, người dân đã tự xây nhà và hình thành tổ dân nằm trong ngõ 307 đường Nguyễn Xiển hiện nay.
Một người dân sinh sống ở Tân Triều cho biết, để thu hồi đất phục vụ cho dự án, UBND xã Tân Triều đã tiến hành họp dân nhưng vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng về quyền lợi của người dân và mục đích thực sự của dự án. Trong khi những nghi ngại của người dân chưa được giải quyết thỏa đáng, mới đây UBND xã Tân Triều lại “đổ dầu vào lửa” khi gửi quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình tới các hộ dân, khiến nhiều người lo lắng, bức xúc. “Đây cũng là chỗ sinh nhai của gia đình, nếu xã lấy đất đi thì gia đình chưa biết xoay xở cuộc sống sau đó thế nào. Sao lại đẩy người sống ra đường làm nhà cho người chết giữa nội thành vậy..?” – một người dân bức xúc nói.
Trong khi đó, trao đổi với phóng viên, ông Đặng Ngọc Quyền, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Triều cho biết: “Tổng diện tích thu hồi đất trên địa bàn xã Tân Triều cho dự án đấu thầu của Cty Miền Núi là 4.321,9m2. Địa phương đang lên phương án giải phóng mặt bằng cho dự án Trung tâm Thương mại, dịch vụ Hạ Đình, còn về việc xây dựng “cao ốc nghĩa trang” hay dịch vụ tâm linh thì chúng tôi không biết (?!)”.
Dù chính quyền sở tại khẳng định là như vậy, song những lo ngại của người dân, về việc, giữa lòng Thủ đô lại mọc cao ốc tro cốt là hoàn toàn có cơ sở.
Cần thận trọng, cân nhắc
Theo tìm hiểu của PV, dù vấp phải sự phản ứng quyết liệt của người dân, UBND quận Thanh Xuân và huyện Thanh Trì vẫn lên phương án giải phóng mặt bằng. Căn cứ để cho các cơ quan này thu hồi đất của người dân là văn bản 8467/UBND-TNMT ngày 31/10/2014 của UBND TP. Hà Nội.
Tuy nhiên, nội dung văn bản thể hiện rõ: “Việc tiếp tục thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng phải căn cứ vào điểm a, khoản 1 Điều 99 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thi hành một số nội dung Luật Đất đai 2013”. Tức là, thành phố cho phép “thu hồi đất” nhưng phải căn cứ theo luật, mà cụ thể trong Văn bản số 8467 của thành phố nêu rõ: “Luật Đất đai 2013”. Vậy theo Luật Đất đai 2013, tại Điều 62: “Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng” thì dự án Trung tâm Thương mại, dịch vụ Hạ Đình lại không thuộc diện được phép thu hồi đất. Còn nếu xác định dự án của Cty Miền Núi là dự án “cao ốc nghĩa trang” thì theo khoản 3 Điều 62 Luật Đất đai 2013 phải có sự chấp thuận của HĐND TP. Hà Nội.
Trong khi đó, dự án “cao ốc nghĩa trang” còn chưa lấy ý kiến nhân dân, chưa thông qua cấp thôn, cấp xã, cấp huyện thì việc UBND TP. Hà Nội chấp thuận đề xuất xây nơi chứa đựng hài cốt giữa Thủ đô liệu có phù hợp các quy định của pháp luật?
- Những sản phẩm chất lượng nhất của Tỳ Hưu, Ty Huu Phong Thuy được cập nhât liên tục tại vatphamphongthuy.com.
Theo tìm hiểu của phóng viên, tháng 12/2014, Hà Nội đã công bố Quy hoạch nghĩa trang Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Theo đó, đến năm 2020, Hà Nội dành 13.000 tỷ đồng để đóng cửa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng và xây mới một số nghĩa trang; đến năm 2030 là 24.000 tỷ đồng.
Dự báo đến năm 2050, quỹ đất dành cho xây dựng nghĩa trang thành phố sẽ là 1247ha. Trong nội dung quy hoạch cho thấy, sẽ xây dựng mới các nghĩa trang: Minh Phú và Bắc Sơn (huyện Sóc Sơn); Xuân Nộn (huyện Đông Anh); Trung Màu (huyện Gia Lâm); Trần Phú (huyện Chương Mỹ); Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên)…
Quy hoạch này cho thấy, về nguyên tắc khu vực nội đô không có nghĩa trang, tất cả nhu cầu an táng đều phải chuyển ra bên ngoài. Vậy, không hiểu vì lý do gì, UBND TP Hà Nội lại chấp thuận với đề xuất của Cty Miền Núi bổ sung xây dựng “cao ốc tro cốt” tại vị trí đất lập dự án.
Ý tưởng về xây dựng một công trình tâm linh lưu giữ tro cốt là đúng đắn, đặc biệt trong bối cảnh quỹ đất cho người đã khuất eo hẹp. Tuy nhiên, để việc xây dựng “cao ốc nghĩa trang” giữa lòng Thủ đô thì cần phải thận trọng, cân nhắc.
Tìm hiểu kỹ hơn về những mẫu Tỳ Hưu đang được ưa chuộng nhất:
Truy cập để xem nhiều hơn tại Vật Phẩm Phong Thủy – Hệ Thống Cửa Hàng Phong Thủy UY TÍN & NỔI TIẾNG
Hotline: (028) 6688 8383 / (024) 6663 8383
Leave a Reply